Danh tính và số phận Người biểu tình vô danh

Có rất ít thông tin về nhân thân của người đàn ông này. Một thời gian ngắn sau sự kiện này, tờ báo Sunday Express của Anh đã gọi người này là Wang Weilin (王维林 Vương Duy Lâm), một sinh viên 19 tuổi,[2] người sau này bị buộc tội là "côn đồ chính trị" và "ra sức chống phá Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc".[3] Tuy nhiên, theo Trung tâm Thông tin về Nhân quyền tại Hồng Kông, nguồn tin này mâu thuẫn với tư liệu nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn cho biết họ không thể tìm ra anh ta.[4] Một Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc phát biểu: "Chúng tôi không thể tìm ra anh ta. Chúng tôi biết tên anh ta qua báo chí. Chúng tôi đã kiểm tra trên máy tính nhưng không thể tìm ra anh ta trong số những người bị chết hay bị bỏ tù."[4] Có nhiều giả thuyết dấy lên về nhân diện và tung tích của người này.[5]

Có nhiều câu chuyện khác nhau về những gì đến với người đàn ông này sau cuộc biểu tình. Trong bài phát biểu năm 1999, Bruce Herschensohn, trợ lý cũ của Tổng thống Richard Nixon, nói rằng người đàn ông này bị tử hình 14 ngày sau đó. Những nguồn tin khác lại cho rằng anh ta bị xử bắn dưới tay lực lượng thi hành án vài tháng sau cuộc biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn.[6] Trong quyển sách Red China Blues: My Long March from Mao to Now, tác giả Jan Wong viết rằng người đàn ông này vẫn sống nhưng ẩn danh tại lục địa Trung Quốc. Những dư luận khác cho biết những người đã kéo người đàn ông này khỏi đường đi của những chiếc xe tăng không phải là cảnh sát ngầm, mà là những người dân có liên quan.[7]

Câu chuyện của một nhân chứng tận mắt những sự kiện này được công bố vào tháng 10 năm 2005 bởi Charlie Cole, phóng viên ảnh cho tạp chí Newsweek vào thời đó đã chỉ ra rằng người đàn ông này đã bị bắt ngay sau đó bởi lực lượng an ninh nhân dân Trung Quốc[8].

Chính quyền Trung Quốc không đề cập nhiều đến sự kiện này và người đàn ông liên quan. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1990 với Barbara Walters, Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nói rằng ông ta không nghĩ rằng người đàn ông này đã bị giết.[6][9]

Theo thông tin từ một người không rõ tên tuổi đăng trên tờ The Epoch Times, người biểu tình vô danh vẫn còn sống, anh đã ẩn náu tại Trung Quốc trong 3 năm 9 tháng sau khi sự việc diễn ra, và hiện đang định cư tại Đài Loan, đồng thời khẳng định người biểu tình này là một chuyên gia khảo cổ học Trung Quốc.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người biểu tình vô danh http://appledaily.atnext.com/template/apple/art_ma... http://www.cbsnews.com/stories/2009/06/02/world/ma... http://www.cnn.com/resources/video.almanac/1989/in... http://www.epochtimes.com/gb/6/6/1/n1336133.htm http://lens.blogs.nytimes.com/2009/06/03/behind-th... http://lens.blogs.nytimes.com/2009/06/04/behind-th... http://www.time.com/time/time100/leaders/profile/r... http://www.tt.com/home/8465591-91/tiananmen-massak... http://www.youtube.com/watch?v=qV-tk8CrqCQ http://www.neuepresse.de/Nachrichten/Politik/Deuts...